Ticker

6/recent/ticker-posts

Tổng hợp những loại chanh tại Việt Nam hiện nay

Chanh là một loại trái cây khá quen thuộc và thường được sử dụng làm để thực phẩm nhưng các bạn đã thật sự biết hết về chanh, những cách chọn mua và bảo quản để có thể chanh dùng được lâu hay không? Hãy cùng mình tham khảo những loại chanh tại Việt Nam hiện nay nhé!

Chanh ta

Chanh ta có nguồn gốc từ Đông Nam Á, sau đó dần xuất hiện ở các nước Trung Đông đến vùng biển Caribe, từ đó giống chanh này dần tới các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Cho đến hiện tại, chanh ta dường như có mặt ở khắp các quốc gia trên thế giới.

Chanh ta thuộc loài cây bụi, thân cây có nhiều gai nhọn và hiếm khi mọc thẳng mà tỏa nhiều nhánh. Lá có hình bầu dục hơi nhọn ở hai đầu. Hoa chanh thường có màu trắng ngả sang màu vàng, có gân màu tím nhạt.

Thời gian ra quả nhiều nhất của chanh ta là từ tháng 5 tới tháng 9, trái chín sau từ 5 tới 6 tháng từ lúc hoa nở.

Chanh tây

Chanh tây hay chanh vàng được phát triển đầu tiên ở đông bắc Ấn Độ. Sau đó du nhập vào Châu Âu ở gần miền Nam Ý vào khoảng thế kỷ một trong thời La Mã Cổ Đại.

Vào khoảng những năm 1000 và 1150 chanh tây được phân phối rộng rãi khắp Ả Rập và vùng Địa Trung Hải.

Chanh tây thuộc loài cây bụi, quả chanh tây màu vàng có hình bầu dục, điểm đặc biệt của chanh này chính là có hai núm ở đầu, nước chanh chứa khoảng 5% đến 6% axit citric.

Chanh tây ngoài nước chanh được phục vụ cho mục đích ẩm thực và cho các mục đích khác thì thịt quả, vỏ quả và lá cũng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau (ẩm thực, thu tinh dầu, dược phẩm...).

Chanh không hạt

Chanh không hạt hay còn gọi là chanh tứ quý, tên khoa học là Citrus latifolia. Nguồn gốc của chanh không hạt xuất phát từ California, Mỹ được John T. Bearss lai tạo vào năm 1895.

Chanh không hạt có quả với đường kính khoảng 6 cm, nếu so với chanh ta thì chanh không hạt có kích thước lớn hơn, vỏ cứng cáp hơn, thân cây không có gai, quả tạo thành từng chùm, chanh không hạt có lớp vỏ mỏng.

Điểm đặc biệt của giống chanh này chính là không có hạt và vị của quả ít chua hơn và không có vị đắng đặc trưng như chanh ta.

Chanh giấy

Chanh giấy có tên khoa học là Citrus x Latifolia, có nguồn gốc xuất xứ từ Đông Nam Á.

Chanh giấy có thân nhẵn bóng, có loại không có hạt và loại có hạt, quả to và căng tròn, với lớp vỏ mỏng xanh bóng và thơm mùi chanh cùng vị chua rất đặc trưng. Chanh giấy đặc biệt có nhiều nước và rất thơm.

Chanh giấy được trồng nhiều ở miền Nam nước ta. Chanh giấy có tán cây to, hệ thống cành phân bố đều, bộ lá dày đậm màu. Phiến lá to ít bị hoe vàng. Cứ trung bình từ 8 – 15 quả chanh được 1 kg.

Ngoài những giá trị dinh dưỡng thông thường khác thì trong ngành công nghiệp chế biến, chanh giấy còn được sử dụng như một nguyên liệu quan trọng để sản xuất ra bánh kẹo, nước ép, mỹ phẩm, nước rửa,...

Chanh đào

Chanh đào có nguồn gốc xuất xứ từ các tỉnh thành thuộc phía Bắc và vùng Đà Lạt. Mùa của chanh đào rơi vào tầm tháng 8 tháng 9 hàng năm, vào những ngày của 2 tháng này chanh đào được bày bán rộ trên đường.

Cây chanh đào có chiều cao từ 40cm đến 60cm, có thể cho năng suất khoảng 50 - 70kg quả/1 cây/1 năm.

Điểm khác biệt với các loại chanh thông thường là chanh đào có phần ruột bên trong hồng đào rất bắt mắt và rất thơm. Vỏ chanh đào thường có lớp vỏ rất mỏng, màu vàng hanh xen màu xanh đẹp mắt chứa nhiều tinh dầu.

Chanh Thái

Chanh Thái hay còn gọi là chanh Thái Lan, chanh Chúc (Trúc), tên khoa học là Citrus hystrix. Chanh Thái có nguồn gốc từ bản địa của Lào, Indonesia, Malaysia và Thái Lan.

Chanh Thái hiện được trồng rộng rãi trên thế giới, tại Việt Nam cây chanh Thái mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi nhưng phổ biến như một loài cây đặc hữu vùng An Giang.

Người ta trồng chanh Thái để làm gia vị, hương liệu và mỹ phẩm. Điểm đặc biệt của chanh Thái là ở lá của chúng, lá của loại cây này là một gia vị đặc trưng trong ẩm thực Thái Lan.

Món tom yum của Thái Lan trở thành một tinh hoa ẩm thực là một phần nhờ vào loại cây này, khiến cây chanh này được gọi nôm na với thông dụng của chúng với tên cây "chanh Thái".

Vừa rồi là những thông tin về các loại chanh tại Việt Nam. Hy vọng qua bài viết này các bạn được biết thêm nhiều kiến thức trong nấu ăn nhé!


Đăng nhận xét

0 Nhận xét